Viết về Mẹ, có lẽ trên đời này không biết bao nhiêu người đã làm, và cũng không biết bao nhiêu điều đã được nói ra, trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ có thể nói về “Mẹ tôi”.
“Mẹ”, chỉ ngần ấy thôi, đã thấy ấm áp trong lòng rồi. Tôi nhận thấy rằng hầu như các ngôn ngữ trên thế giới đều bắt đầu bằng chữ M, đó là âm dễ phát nhất mà tất cả các trẻ nhỏ phát ra đầu tiên khi tập nói. Điều đó nói lên sự gần gũi giữa Mẹ và con. Trong Kinh thi cũng có nói đến công lao của Mẹ qua “cù lao chín chữ”: sinh(đẻ ra), cúc(vuốt ve), phủ(ôm ấp), súc(cho bú), trưởng(nuôi lớn), dục(dạy dỗ), cố(lưu tâm đến), phục(lo những điều cần), phúc(để lại cho con).
Không biết từ bao giờ, nhưng trong trí óc non nớt của mình, hình bóng người đàn bà ấy luôn hiện diện trong tôi, sau này tôi được biết đó là “Mẹ tôi”.
Những ngày đầu đi học, Mẹ hình như bận rôn hơn thường ngày, sửa soạn các thứ, nào là quần áo, nhắc nhủ sách vở, bút mực…,ra đi còn thấy Mẹ đứng cửa nhìn theo. Một hôm, tôi đánh lộn trong trường, cúc áo đứt hết, đêm về tỉnh giấc lúc nửa đêm, thấy Mẹ đang đơm cúc áo để kịp mai lên trường, tôi tự hứa không vậy nữa, nhưng rồi chứng nào vẫn tật nấy. Ngày tôi lên Trung học, phải vào nội trú, cả ngày tôi thấy Mẹ lẩm nhẩm tính toán quần áo, chăn mền, thêu tên vào tất cả, thậm chí các ca đánh răng, chậu giặt đồ…Lên cấp 3, tự do vì ở ngoại trú, tha hồ bay nhảy, nhưng lại vướng vào kỷ luật tự chọn do ba tôi gợi ý, bởi vậy hay bị đòn vì …cúp cua. Những lần như vậy, tôi thấy Mẹ dường như buồn lắm, bà lẳng lặng cả ngày, vẫn sửa soạn roi, vọt đầy đủ, giờ tôi “lên đoạn đầu đài”, Mẹ thường quanh quẩn đâu đó, có khi bà ngồi lại “pháp trường”, tự nhiên tôi thấy mình không cô đơn, dường như được an ủi nhiều hơn. Ba tôi thì khỏi nói, đòn đủ số roi đã quy định theo từng tiết học đã cúp, sau những lần đó, bà thường hỏi tôi”có đau lắm không?” rồi an ủi “lần sau đừng vậy nữa”.
“Mẹ”, chỉ ngần ấy thôi, đã thấy ấm áp trong lòng rồi. Tôi nhận thấy rằng hầu như các ngôn ngữ trên thế giới đều bắt đầu bằng chữ M, đó là âm dễ phát nhất mà tất cả các trẻ nhỏ phát ra đầu tiên khi tập nói. Điều đó nói lên sự gần gũi giữa Mẹ và con. Trong Kinh thi cũng có nói đến công lao của Mẹ qua “cù lao chín chữ”: sinh(đẻ ra), cúc(vuốt ve), phủ(ôm ấp), súc(cho bú), trưởng(nuôi lớn), dục(dạy dỗ), cố(lưu tâm đến), phục(lo những điều cần), phúc(để lại cho con).
Không biết từ bao giờ, nhưng trong trí óc non nớt của mình, hình bóng người đàn bà ấy luôn hiện diện trong tôi, sau này tôi được biết đó là “Mẹ tôi”.
Những ngày đầu đi học, Mẹ hình như bận rôn hơn thường ngày, sửa soạn các thứ, nào là quần áo, nhắc nhủ sách vở, bút mực…,ra đi còn thấy Mẹ đứng cửa nhìn theo. Một hôm, tôi đánh lộn trong trường, cúc áo đứt hết, đêm về tỉnh giấc lúc nửa đêm, thấy Mẹ đang đơm cúc áo để kịp mai lên trường, tôi tự hứa không vậy nữa, nhưng rồi chứng nào vẫn tật nấy. Ngày tôi lên Trung học, phải vào nội trú, cả ngày tôi thấy Mẹ lẩm nhẩm tính toán quần áo, chăn mền, thêu tên vào tất cả, thậm chí các ca đánh răng, chậu giặt đồ…Lên cấp 3, tự do vì ở ngoại trú, tha hồ bay nhảy, nhưng lại vướng vào kỷ luật tự chọn do ba tôi gợi ý, bởi vậy hay bị đòn vì …cúp cua. Những lần như vậy, tôi thấy Mẹ dường như buồn lắm, bà lẳng lặng cả ngày, vẫn sửa soạn roi, vọt đầy đủ, giờ tôi “lên đoạn đầu đài”, Mẹ thường quanh quẩn đâu đó, có khi bà ngồi lại “pháp trường”, tự nhiên tôi thấy mình không cô đơn, dường như được an ủi nhiều hơn. Ba tôi thì khỏi nói, đòn đủ số roi đã quy định theo từng tiết học đã cúp, sau những lần đó, bà thường hỏi tôi”có đau lắm không?” rồi an ủi “lần sau đừng vậy nữa”.
Những tháng ngày đi học, mặc dầu hơi chểnh mảng, ham chơi nhưng cũng có chút thành tích, ngày tôi nhận phần thưởng năm lớp nhì, chỉ là hạng nhì thôi, nhưng bà rất vui, hãnh diện đem chưng trên phòng khách. Năm lớp 11 nhận được học bổng của trường, bằng tiền mặt, bà liền bày mưu” Con sắm cái gì đó, làm kỷ niệm”. Ồ, chỉ là có gì đó để khoe khéo với người khác thôi. Tất cả những năm tôi nhận phần thưởng, bà đều giữ lại cái gì đó, khi thì cái cặp, khi thì cây bút, và cất kỹ.
Ngày tôi chuẩn bị du học, bà sửa soạn đủ thứ, nào là măng tô, ghi lê, tất ấm, dặn ở đâu được bộ áo liền quần mặc trong rồi căn dặn:”nghe nói đồ áo bên nớ đắt lắm, mua không nổi đâu, mặc giữ gìn, đỡ phải mua”. Đang chuẩn bị các thứ thì xảy ra biến cố của cả nước, một tay Mẹ lo liệu các thứ, trăm thứ phải nghĩ đến, ấy vậy mà chúng tôi vẫn đầy đủ trong cuộc sống. Ngày tôi bị gọi đi nghĩa vụ, bà níu lấy tay tôi khóc nức nở, tôi biết số phận tôi đã nằm ngoài sự lo liệu của bà. Một hôm bà chạy hộc tốc về, nói với tôi:”Soạn cái bằng Tú tài, lên nộp đơn đi dạy học, nghe nói đang tuyển giáo viên”. Thế là tôi trở thành ” thầy giáo”.
Vì phải đi dạy xa, nên hôm nào cũng phải đi sớm. Lúc nào tôi ngủ dậy cũng thấy cơm nóng sẵn sàng rồi, không biết bà thức dậy lúc mấy giờ. Lương giáo viên không đủ nuôi sống mình, nói chi phụ gia đình. Thi thoảng tôi vẫn nghe bà thở dài một mình trong đêm, nhưng sáng mai vẫn bình tĩnh chỉ đạo các công việc trong nhà. Có những năm thiếu thốn, phải đi vay mượn, nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không hề hay biết.
Tôi lập gia đình, vẫn ngu ngơ như một cậu thanh niên mới lớn, xa lạ với sinh hoạt hôn nhân, nhưng trong phòng Tân hôn, khi cần cái gì, thì đã thấy có đó rồi. Các con tôi sinh ra, bà lo chu đáo không thiếu một thứ gì, thậm chí các giấy tờ cần thiết để nhập học bà cũng thường xuyên nhắc nhở.
Ngày Mẹ mất, tôi mới cảm thấy hụt hẫng, trước đây đọc các bài nói về người Mẹ, tôi vẫn cho rằng các nhà văn hơi cường điệu, nhưng khi không còn Mẹ, tôi mới thấy họ vẫn chưa viết hết ý. Mặc dầu trên đầu đã hai thứ tóc, nhưng tôi vẫn khóc ngon lành như một đứa trẻ.
Dường như tất cả các bà Mẹ trên đời này, đều có một mẫu số chung, đó lòng yêu thương con vô hạn, được làm người nghĩa là được có một người Mẹ. Nghĩ cho cùng Thượng đế không hạnh phúc bằng con người, vì là đấng tự sinh, không được có một bà Mẹ.
Dường như tất cả các bà Mẹ trên đời này, đều có một mẫu số chung, đó lòng yêu thương con vô hạn, được làm người nghĩa là được có một người Mẹ. Nghĩ cho cùng Thượng đế không hạnh phúc bằng con người, vì là đấng tự sinh, không được có một bà Mẹ.
Xin được mượn lời của Thiền sư Nhất Hạnh, trong bài hát “Bông hồng cài áo”, thay cho lời kết.
“Một bông hồng cho em Một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai Cho những ai đang còn mẹĐang còn mẹ để lòng vui sướng hơn.Rủi mai này mẹ hiền có mất đi Như đoá hoa không mặt trờiNhư trẻ thơ không nụ cười Như đời mình không lớn khôn thêmNhư bầu trời thiếu ánh sao đêm.
Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao Là mắt sáng trăng saoLà ánh đuốc trong đêm khi lạc lối.Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cauLà tiếng dế đêm thâu Là nắng ấm nương dâuLà vốn liếng yêu thương cho cuộc đời.
“Một bông hồng cho em Một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai Cho những ai đang còn mẹĐang còn mẹ để lòng vui sướng hơn.Rủi mai này mẹ hiền có mất đi Như đoá hoa không mặt trờiNhư trẻ thơ không nụ cười Như đời mình không lớn khôn thêmNhư bầu trời thiếu ánh sao đêm.
Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao Là mắt sáng trăng saoLà ánh đuốc trong đêm khi lạc lối.Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cauLà tiếng dế đêm thâu Là nắng ấm nương dâuLà vốn liếng yêu thương cho cuộc đời.
Rồi một chiều nào đó
Anh về nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu Rồi nói, nói với mẹ rằng mẹ ơi!
Mẹ ơi! Mẹ có biết hay không?Biết gì? Biết là, biết là con thương mẹ không?
Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em hãy cùng tôi vui sướng đi.
Anh về nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu Rồi nói, nói với mẹ rằng mẹ ơi!
Mẹ ơi! Mẹ có biết hay không?Biết gì? Biết là, biết là con thương mẹ không?
Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em hãy cùng tôi vui sướng đi.
0 comments:
Post a Comment